Ngày 20/06/2013
Suy giãn tĩnh mạch chân (SGTMC) còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay suy van tĩnh mạch chi dưới. Đây là hiện tượng suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại, gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Khi bị SGTMC, người bệnh có thể có cảm giác như:
SGTMC thường gặp ở nữ nhiều hơn ở nam. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 30, tùy thuộc vào công việc/ nghề nghiêp đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên....
Mặc dù là bệnh phổ biến nhưng nhiều người không biết mình bị bệnh vì triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với chứng viêm khớp, đau khớp chân....Đáng lưu ý hơn, đây là căn bệnh ngày càng phổ biến ở giới văn phòng.
Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn phòng bệnh SGTMC đúng cách:
1. Kiểm soát cân nặng:
Giảm trọng lượng của bạn là một cách để ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch. Việc bạn tăng cân sẽ làm tăng áp lực trên chân và là một trong những nguyên nhân chính của chứng suy giãn tĩnh mạch.
2. Giảm thời gian đứng:
Cố gắng tránh đứng trong thời gian dài để ngăn ngừa chứng suy giãn tĩnh mạch hình thành. Càng nhiều áp lực dồn lên trên đôi chân của bạn càng gây sức ép lên các tĩnh mạch và có thể gây ra chứng suy giãn tĩnh mạch.
3. Đi tất y tế đặc biệt:
Vì bạn không thể tránh đứng hoàn toàn, bạn có thể giúp đôi chân của bạn cảm thấy dễ chịu và giảm bớt áp lực bằng cách đi loại tất chun y tế để cải thiện lưu thông máu.
4. Tập thể dục:
Tập thể dục, đặc biệt là đi xe đạp, bơi lội và đi bộ có thể giúp cải thiện lưu thông ở chân và ngăn ngừa chứng suy giãn tĩnh mạch.
5. Thay đổi tư thế ngồi:
Tránh bắt chéo chân của bạn để ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch. Việc bắt chéo chân sẽ tạo nhiền áp lực lên đùi, xương chậu, gây kém lưu thông máu, dễ bị tê mỏi và hình thành tình trạng da sần vỏ cam cùng với chứng suy tĩnh mạch.
6. Tạm biệt giày cao gót:
Mang giày gót thấp hoặc dép mềm khi có thể và chọn những loại quần áo thoải mái, hạn chế mang giày cao gót và các loại quần bó sát để giữ cho máu lưu thông ở chân không bị tắc nghẽn.
7. Gác chân cao:
Đặt một chiếc gối dưới chân của bạn khi bạn ngủ trong tư thế nằm ngửa là một cách khác để tăng cường lưu thông và giảm bớt áp lực trên đôi chân.
8. Chú ý tới các chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng khác:
Cung cấp đầy đủ chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống của bạn sẽ giúp duy trì tĩnh một hệ tĩnh mạch mạnh mẽ, khỏe mạnh, hãy chọn những trái cây họ cam quýt như bưởi, cam....
9. Sử dụng thuốc có nguồn gốc thiên nhiên để điều trị và phòng ngừa Suy giãn tĩnh mạch chân:
Thuốc điều trị Suy giãn tĩnh mạch chân đã được các bác sĩ đầu ngành tại Viện YDHDT TP.HCM đưa vào điều trị thành công hơn 15 năm. Trong bài thuốc có các vị như: Bạch thược, xuyên khung: giúp hoạt huyết, giảm đau đầu, chóng mặt, hoa mắt. Đương qui, đào nhân bổ huyết, giảm đau, an thần dễ ngủ. Hoàng kỳ, Nhân sâm: đại bổ nguyên khí tăng cường sinh lực, tăng sức co bóp của tim, hạ mỡ máu, trị cơ thể suy nhược mệt mỏi. Địa long hoạt huyết chống kết tập tiểu cầu.
Kế thừa và phát huy thành công từ hiệu quả điều trị bệnh suy tĩnh mạch chân, Công ty Cổ phần BV Pharma liên kết với Viện YDHDT sản xuất thành phẩm thuốc 100% nguồn gốc thiên nhiên giúp Bổ khí thông huyết đạt hiệu quả cao trong phòng ngừa, điều trị Suy tĩnh mạch chân trên dây chuyền đạt chuẩn GMP –WHO (kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu đầu vào – sản xuất – đến thành phẩm đều đạt tiêu chuẩn của BYT quy định). Thuốc đã được BYT – Cục Quản lý dược cấp phép lưu hành trên toàn quốc. Mọi thắc mắc về sản phẩm xin vui lòng liên hệ số điện thoại: 08. 62911165.
Hãy chăm sóc cho bản thân và gia đình ngay từ hôm nay.